Nhiều người vẫn thường tin rằng Tháng cô hồn sẽ không mang lại may mắn trong việc kinh doanh hay việc mua nhà cửa, tậu xe… Tuy nhiên, trên thực tế với một số loại mặt hàng, đây lại là khoảng thời gian “hốt bạc” của nhiều chủ hiệu.
1. Tháng cô hồn – Tháng xui xẻo bậc nhất đối với người kinh doanh
Theo quan niệm dân gian, tháng Cô hồn hay còn là tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn lên ngao du nơi trần gian. Vì lẽ đó, để tránh xui xẻo, nhiều người thường kiêng kỵ các việc kinh doanh, ký kết hợp đồng lớn hay việc mua nhà, tậu xe, đi xa… cũng được hoãn lại.
Có thể bạn quan tâm:
– Thiên Yết Cổ Kiếm |
Mới đây, trên diễn đàn otofun, 1 thành viên xin tham khảo ý kiến mọi người về việc có nên khai trương cửa hàng ăn uống của gia đình vào tháng 7 hay không. Anh chia sẻ: Anh là người không quá mê tín nhưng thấy mọi người hay kiêng kị mở hàng, khai trương vào tháng 7 nên cảm thấy lăn tăn, cần tham vấn ý kiến những người có kinh nghiệm trước khi quyết định việc lớn.
Sau khi đặt vấn đề, thành viên này nhận được nhiều lời khuyên trái chiều trong đó, đa phần đều cho anh lời khuyên là không mở quán vào “tháng cô hồn” để tránh rủi ro, làm ăn thất bát. Thậm chí, nhiều người còn lấy dẫn chứng thực tế nhằm giúp chủ top có những thận trọng trong việc mở cửa hàng kinh doanh vào tháng Cô hồn bởi quan niệm “Có kiêng, có lành”.
Tuy nhiên, ngược lại với tâm lý tháng 7 là tháng ế ẩm, đây lại chính là thời điểm “hốt bạc” của nhiều dịch vụ, nhiều mặt hàng gắn liền đời sống tâm linh.
2. Những dịch vụ, mặt hàng “hốt bạc” nhờ tháng Cô hồn
– Bán đồ phong thủy

– Bán quần áo phật tử

Nếu như trong tháng 7, nhiều mặt hàng quần áo thời trang thường rơi vào cảnh ế ẩm thì quần áo phật tử lại đắt hàng như tôm tươi. Bởi vào tháng 7 âm lịch, có nhiều dịp lễ diễn ra, đặc biệt là lễ Vu lan báo hiếu – Một ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử trong Phật giáo diễn ra vào ngày rằm tháng 7, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng những bộ quần áo Phật tử khá lớn.
– Đồ ăn chay

Với tháng Cô hồn thì những nhà hàng ăn chay, sản phẩm ăn chay sẽ rất được “mùa”. Theo quan niệm, trong tháng lễ Vu Lan, một mâm cỗ chay thịnh soạn là điều không thể thiếu bởi mọi người đều quan niệm ăn chay để tâm thanh tịnh, được sức khỏe và cầu may mắn.
– Bán vàng mã

Với quan niệm “trần sao âm vậy”, nhiều người đã có thói quen đi lễ và cúng vàng mã, đốt tiền âm phủ cho người thân ở “thế giới bên kia”. Những mặt hàng như tiền giấy khá rẻ, tuy nhiên, những mặt hàng như ô tô, biệt thự hay những mặt hàng độc lạ được bán với giá tương đối cao, lên đến hàng triệu, chục triệu đồng.
3. Tháng cô hồn dưới cái nhìn của chuyên gia
Không có khái niệm “tháng cô hồn” trong kinh điển của Phật giáo
Ngoài ra chia sẻ với báo chí, chuyên gia văn hóa Phạm Văn Nguyên, thì tháng Cô hồn cũng là mùa Vu Lan – Báo hiếu cùng với đó, những điều lưu truyền về sự xui xẻo, ma quỷ quấy nhiễu chỉ là lưu truyền trong dân gian và không có kiểm chứng. Vậy nên, những người kinh doanh cần hạn chế tin tưởng vào những điều lưu truyền này.
“Tôi nghĩ, dù là Tháng cô hồn nhưng cuộc sống của mọi người vẫn diễn ra, cùng với đó, nhu cầu thiết yếu của cuộc sống vẫn phải đáp ứng đầy đủ. Vậy nên, có cầu thì ắt có cung. Mà giờ các nhà cung cấp kiêng kị không bán hàng thì sẽ mất đi một cơ hội tốt để tiếp cận khách hàng. Vậy nên, tôi khuyên các nhà kinh doanh không nên quá kiêng kị tháng Cô hồn”, ông Nguyên nói.
Theo đó, ông Nguyên cho rằng, về mặt văn hóa thì mọi người vẫn nên cúng cô hồn như bình thường để được “người âm” phù hộ buôn may bán đắt. Còn việc kiêng kị, hay lo sợ những điều không may mắn thì không nên quá bận tâm.